THỦ TỤC GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Góp vốn quyền sở hữu trí tuệ là một trong những hình thức góp vốn được Luật doanh nghiệp 2020 cho phép góp vốn vào doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp sẽ sử dụng quyền sở hữu trí tuệ mà cá nhân tổ chức đó đang sở hữu để góp vốn vào tài sản của doanh nghiệp. Vậy điều kiện, trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 như thế nào? 

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp

2.   Điều kiện để góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Các cá nhân, tổ chức khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Quyền sở hữu trí tuệ được cấp văn bằng bảo hộ
  • Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Tài sản là quyền sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp phải do chủ sở hữu (người đứng tên trên văn bằng bảo hộ hoặc người được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ) góp vốn. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật. Do đó, chỉ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mới được dùng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn vào doanh nghiệp.

Quyền sở hữu trí tuệ phải phải được định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các tài sản không phải là Đồng Việt Nam thì phải tiến hành định giá. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá.

3. Trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ sau khi đảm bảo được điều kiện góp vốn, khi góp vốn vào doanh nghiệp thì phải thực hiện các bước sau đây:

 Bước 1: Định giá tài sản

  => Xem thêm: CÓ ĐƯỢC GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÔNG?

Bước 2: Lập hợp đồng góp vốn tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền

Trong hợp đồng góp vốn, cần phải thể hiện được đầy đủ các nội dung cơ bản của việc góp vốn như: Bên góp vốn, Bên nhận góp vốn (tên, địa chỉ, …); Quyền sở hữu trí tuệ cụ thể ( Chủ giấy chứng nhận/ chủ bằng độc quyền,…; số đơn; ngày nộp đơn; quyết định cấp; thời hạn bảo hộ,…); giá trị quyền sở hữu trí tuệ; thời hạn góp vốn; mục đích góp vốn; đăng ký góp vốn và nộp lệ phí; cam đoan của các bên,… Sau khi các bên lập xong hợp đồng góp vốn sẽ được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu trí tuệ sang cho doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, tài sản quyền sở hữu trí tuệ phải chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp. Do đó, các cá nhân tổ chức chuyển quyền sở hữu chí tuệ thông qua việc thay đổi chủ sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ vào Điều 86, 87, 138, 192 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng khi chuyển giao quyền sở hữu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Do đó, các cá nhân tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp thì cần phải thực hiện chuyển giao quyền sở hữu dưới hình thức hợp đồng lập bằng văn bản.

4. Dịch vụ tư vấn doanh  nghiệp tại HM Law

– Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. 

– Tư vấn cho khách hàng về quy định của pháp luật liên quan đến pháp lý doanh nghiệp; 

– Kiểm tra thông tin giấy tờ pháp lý, hồ sơ khách quan; 

– Soạn thảo hồ sơ và trình khách ký; 

– Đại diện khách hàng làm việc, theo dõi, giải đáp và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW 

Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội. 

Hotline  : 0987531612

Email     : tuvanhmlaw@gmail.com

Web       : http:/hmlaw.com.vn