Pháp lý mỗi thửa đất là khác nhau, khi thực hiện các giao dịch liên quan tới bất động sản, các bên cần phải chú ý tới pháp lý của thửa đất. Ví dụ như: Nguồn gốc đất, mục đích sử dụng, đất ở khu vực nào,…Hôm nay, HMLAW cùng bạn đọc khám phá những vấn đề xoay quanh thủ tục chuyển nhượng đất ở, cụ thể là khu vức tại Hà Nội.
- Căn cứ pháp lý
Luật đất đai 2013;
Luật nhà ở 2014;
2. Điều kiện chuyển nhượng về mặt chủ thể
- Bên chuyển nhượng:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
- Bên nhận chuyển nhượng:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
b) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
C) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
d) Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
3. Hồ sơ thực hiện chuyển nhượng
- Giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (2 bản photo công chứng)
- Sổ hộ khẩu/xác nhận nơi cư trú của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (02 bản công chứng không quá 06 tháng)
- Đăng ký kết hôn (02 bản công chứng không quá 06 tháng; hoặc Giấy chứng nhận xác nhận tình trạng hôn nhân (02 bản công chứng không quá 06 tháng trường hợp chưa kết hôn hoặc đã ly hôn)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản gốc + 02 bản công chứng không quá 06 tháng)
- Hợp đồng chuyển nhượng (02 bản công chứng khi các bên thực hiện việc chuyển nhượng. Có thể ký tại văn phòng công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đến địa điểm yêu cầu).
4. Trình tự thực hiện
Bước 1: Khách hàng thực hiện việc công chứng các hồ sơ, văn bản, giấy tờ. Nếu có yếu tố nước ngoài, cần phải có dịch thuật công chứng nếu không biết tiếng việt.
Bước 2: Kê khai để thực hiện các nghĩa vụ tài chính (đóng thuế, lệ phí trước bạ, phí thẩm định, phí cấp sổ).
Bước 3: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có bất động sản. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Quý khách hàng sẽ nhận được phiếu hẹn ngày trả kết quả.
Bước 4: Khi đến ngày nhận trả kết quả trên phiếu hẹn, lấy thông báo thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (Bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân 2 %, lệ phí trước bạ 0,5%, Lệ phí thẩm định 0,15%…)
Bước 5: Nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại nơi ghi trong phiếu hẹn và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên của mình.
Nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của HMLAW, vui lòng liên hệ số điện thoại 0987 531 612 (Ms.Nhung)