GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP?
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
II. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
‘Giải thể’ trong từ điển Tiếng Việt được giải nghĩa là “không còn tồn tại, làm cho không còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”. Theo cách hiểu này, giải thể là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ”
Như vậy, có thể hiểu: Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
III. TẠI SAO PHẢI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP?
Giải thể doanh nghiệp là điều không một người chủ kinh doanh nào mong muốn. Tuy nhiên, trong vòng đời doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định. Đây là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị trường. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thông qua hình thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
Có nhiều lý do dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên lý do chính vẫn là do không đảm bảo được các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cụ thể các nghĩa vụ bao gồm:
- Kê khai nộp thuế: Hàng năm các doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán năm;
- Lập sổ sách kế toán;
- Trả lương cho nhân viên;
- Nộp các phí khác như phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn;
- Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính…
Số tiền để thực hiện các nghĩa vụ này không phải là con số nhỏ. Trong khi đó, nghĩa vụ kê khai nộp thuế cần thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, nếu chậm thì chi phí sẽ càng tăng cao. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc không thể phát triển được dẫn đến không thể hoàn trả các khoản này. Do đó, họ phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
IV. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP?
Bước 1.1: Quyết toán và đóng mã số thuế tại Cơ quan quản lý thuế doanh nghiệp
a. Công việc
– Làm báo cáo tài chính đến thời điểm giải thể
– Liên hệ với các bộ thuế làm công văn xin đóng mã
– Làm công văn xin xác nhận không nợ hải quan
b. Thời gian: 15 -30 ngày làm việc (đối với Công ty không nợ thuế)
c. Kết quả: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Cơ quan thuế
Bước 1.2: Công bố thông tin giải thể tại Sở Kế hoạch và đầu tư
- Đăng công bố doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể lên Cổng thông tin đăng ký quốc gia đồng thời với Bước 1.1
Bước 2: Thực hiện thủ tục giải thể lên Sở Kế hoạch và Đầu tư và trả dấu
Sau khi thực hiện Bước 1, Doanh nghiệp:
a. Hồ sơ giải thể cơ bản gồm:
- Giấy đề nghị giải thể (theo mẫu)
- Biên bản họp
- Nghị Quyết
- Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế
- Con dấu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Và các văn bản khác
b. Lưu ý: Hồ sơ sẽ do HMLAW chuẩn bị toàn bộ. Quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và tài liệu pháp lý của Công ty.
Thủ tục trên ở trong phạm vi nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan thuế và sở kế hoạch đầu tư. Ngoài ra, theo quy định pháp luật, Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ với người lao động, chủ nợ, khách hàng, cơ quan bảo hiểm xã hội, lao động, thanh lý tài sản song song với các công việc trên.
Tags: giải thể doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp