NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Doanh nghiệp xã hội là một hình thức được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp với mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, vì môi trường vì lợi ích cộng đồng.Vậy Doanh nghiệp xã hội là gì? Doanh nghiệp xã hội có ưu điểm và nhược điểm ra sao? HMLAW sẽ giải đáp giúp quý khách hàng trong bài viết này.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật doanh nghiệp 2020 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.
II. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Theo quy định tại điều 10 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:
– Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
1. Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội
– Sở dĩ có hình thức doanh nghiệp xã hội đó là Luật pháp nước ta quy định doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu để phát triển xã hội, vì môi trường và các dự án cộng đồng và được duy trì do sự tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hay tổ chức khác cả tại Việt Nam và nước ngoài.
– Chủ đầu tư, người quản lý doanh nghiệp xã hội sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, xem xét hỗ trợ khi cần cấp giấy phép, chứng nhận có liên quan theo quy định của Pháp luật.
– Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu của mình.
– Được hưởng chính sách ưu đãi về thuế và các chính sách khác tùy theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.
2. Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp xã hội
– Ngoài mục đích lành mạnh ra thì cũng tồn tại một vài trường hợp chủ đầu tư mượn danh nghĩa hoạt động xã hội của doanh nghiệp mình để lợi dụng niềm tin, kêu gọi tài trợ nhằm chuộc lợi cho bản thân. Do đó nếu các doanh nghiệp này bị “phanh phui”, vô hình chung tuy tín của hình thức doanh nghiệp đều sẽ bị ảnh hưởng.
– Quy định của Pháp luật nước ta về thành lập doanh nghiệp xã hội còn chưa được đầy đủ, chưa chặt chẽ nên các nhà đầu tư/ tổ chức có thể gặp khó khăn trong cả khâu thủ tục thành lập lẫn quá trình hoạt động.
– Với doanh nghiệp xã hội nói chung, khả năng tiếp cận và huy động nguồn vốn đầu tư thương mại còn hạn chế. Do vậy mục tiêu hoạt động xã hội có lợi nhuận sẽ không thu hút nhà đầu tư.
Xem thêm:Thành lập doanh nghiệp
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC HM LAW THỰC HIỆN
- Tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục;
- Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá những tài liệu khách hàng cung cấp. Tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng hồ sơ theo quy định, đảm bảo tính hợp lệ của các giấy tờ, tài liệu;
- Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện các thủ tục;
* Hoàn tất toàn bộ thủ tục, hồ sơ cho khách hàng, cụ thể:
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ. Theo dõi và nhận kết công việc;
- Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả trong thời gian nhanh nhất (nếu có).
Ngoài ra HMLAW còn cung cấp các dịch vụ pháp lý:
Mọi thông tin thắc mắc về thủ tục Quý khách hãy gọi ngay 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW
Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0987531612
Email: tuvanhmlaw@gmail.com
Tags: Doanh Nghiệp Xã Hội, ưu điểm và nhược điểm doanh nghiệp xã hội