Trứng là một trong những loại thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu của con người. Chính do nhu cầu cần thiết như trên, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, mau bán trứng phụ vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế, người dân hiện nay không chỉ quan tâm đến bữa ăn có trứng mà còn quan tâm đến chất lượng trứng, độ an toàn của trứng. Đây chính là nguyên nhân trong những năm gần đây, số lượng những cơ sở sản xuất, mua bán trứng ưu tiên đến việc bổ sung các loại giấy tờ pháp lý công nhận dòng trứng sạch, chất lượng của riêng mình. Và một trong những loại giấy tờ đó, người ta quan tâm hơn cả đến Giấy chứng nhận ISO 22000.
Sau đây, hãy cùng HMLAW tìm hiểu rõ hơn về thủ tục cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 cho trứng sạch.
1. Thế nào là ISO 22000?
ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
2. Những đối tượng khác có thể được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: Nước ngọt, Nước tinh khiết, Rượu, Bia, Cà phê, chè,..
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…
3. Lợi ích của doanh nghiệp từ ISO 22000 khi sản xuất trứng sạch
- Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS;
- Giảm chi phí bán hàng;
- Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng;
- Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;
- Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp;
- Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC17025, ISO 14000).
4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 cho trứng sạch
Quy trình chứng nhận của Văn phòng chứng nhận Quốc tế thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP, quy trình quản lý
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000.
5. Các dịch vụ thủ tục khác tại HMLAW
– Đăng ký kinh doanh SPA (doanh nghiệp, hộ kinh doanh)
– Giấy phép kinh doanh, mở SPA
– Chuyển nhượng, mua bán sáp nhập SPA
– Giấy phép mua bán vật tư, thiết bị làm đẹp thuộc phạm vi quản lý nhà nước về TTBYT loại BCD
– Giấy phép nhập khẩu thiết bị làm đẹp tại Sở Y Tế, Bộ Y Tế
– Tư vấn giấy phép nhập khẩu/ xuất khẩu hàng làm đẹp
– Tư vấn giấy phép nhập khẩu/xuấtt khẩu hàng y tế
– Bảo hộ logo, nhãn hiệu
– Mã số mã vạch
– Tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng
– ISO 13585, 22000, 14001, 9001,…
– CE/FDA
– Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng
Tags: ISO 22000, Trứng sạch