Khi muốn mở rộng hoạt động của công ty, việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh là một sự lựa chọn tương đối hợp lý. Cùng HMLAW tìm hiểu về vấn đề pháp lý xoay quanh nội dung này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Chi phí thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh tại Hmlaw
CÓ ĐƯỢC PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY KHÔNG?
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về đăng ký doanh nghiệp, nội dung như sau:
- Doanh nghiệp có thể thành lập một địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc đặt chi nhánh;
- Doanh nghiệp sẽ gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thành lập địa điểm kinh doanh,;
- Thông báo thành lập lập địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Với nội dung pháp luật nêu trên, bạn hoàn toàn có thể mở chi nhánh công ty khác tỉnh thành mà công ty đặt trụ sở chính.
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐÁP ỨNG KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TỈNH
-
Thứ nhất, Về thông tin doanh nghiệp đăng ký thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp đó đã có mã số doanh nghiệp (tức là đã hoàn tất thủ tục thành lập công ty), ngành nghề kinh doanh đã áp mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Thứ hai, Chủ thể có thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Quyết định thành lập chi nhánh phải được thông qua theo quy định pháp luật tại Luật Doanh nghiệp 2020
- Thứ ba, Những ngành nghề nào được đăng ký trong hoạt động chi nhánh công ty khác tỉnh?
Chi nhánh chỉ được đăng ký hoạt động các ngành nghề kinh doanh dựa trên các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ đã cập nhật theo hệ thống mã ngành kinh tế năm 2022 ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
- Thứ tư, đặt địa chỉ trụ sở của chi nhánh công ty khác tỉnh:
Theo quy định hiện hành về doanh nghiệp, chi nhánh không được đăng ký địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TỈNH THEO LUẬT HIỆN HÀNH
- Đơn đăng ký hoạt động chi nhánh công ty khác tỉnh theo mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
- Bản sao giấy tờ hợp pháp như CCCD/CMND/HỘ CHIẾU của Giám đốc chi nhánh, quyết định bổ nhiệm (Nếu có).
THỜI GIAN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TỈNH
- Thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc,
- Lý do trì trệ hồ sơ trên thực tế:
- Thứ nhất là trên cổng thông tin điện tử quốc gia chưa tồn tại thông tin doanh nghiệp dẫn tới việc xin cấp mã số thuế chi nhánh bị lỗi.
- Thứ hai việc thực hiện thủ tục tiến hành tại Phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt trụ sở chính – Xe công ty chủ quản nên nếu có sai sót sẽ rất bất cập trong việc làm lại hồ sơ
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY KHÁC TỈNH
Nội dung này được quy định theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến. Đối với trường hợp trực tiếp thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, còn nộp trực tuyến thì doanh nghiệp nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh chính thức được thành lập khi được cấp GCN hoạt động của chi nhánh, được cập nhật thông tin trên Cổng thông tin quốc gia
* Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
- Thu hút nhiều khách hàng hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh năng suất kinh doanh, thu về doanh thu và lợi nhuận cao.
- Phân tán phần nào rủi ro về tài chính, uy tín, nhân lực từ trụ sở chính giúp chi nhánh và trụ sở chính có thể tương hỗ với nhau nhịp nhàng
Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh theo luật hiện hành
- Thành lập chi nhánh khác tỉnh bắt buộc phải có con dấu và hóa đơn riêng,
- Chi nhánh chỉ cần có nghĩa vụ nộp thuế môn bài, thuế GTGT phát sinh– Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo.
- Nếu chi nhánh hạch toán thuế độc lập thì phải mã số thuế riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thẩm quyền như một doanh nghiệp độc lập.
- Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm để có thể thực hiện công việc công ty giao cho. Ngoài ra, người đứng đầu không được thuộc trường hợp pháp luật cấm tham gia doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020
Trên đây là những thông tin pháp lý cơ bản về Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh được HMLAW đúc rút từ kinh nghiệm làm việc. Nếu như doanh nghiệp của bạn cần thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, vui lòng liên hệ HMlaw để được hỗ trợ nhanh nhất.