CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp được thành lập ra thường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đã đề ra trước đó. Chính vì thế, khi đã đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc vì một lý do bắt buộc nào đó chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ mong muốn giải thể doanh nghiệp. Vậy có những trường hợp nào và cần những điều kiện gì để có thể giải thể doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, HMLAW sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tìm hiểu về “Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp”.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/4/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Theo Khoản 1 Điều 207 thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Theo đó, có thể chia ra làm các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
- Giải thể tự nguyện là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp. Giải thể tự nguyện diễn ra khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ti mà không có quyết định gia hạn hoặc khi chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh.
Tuy nhiên, giải thể không phải là cách duy nhất để chủ sở hữu doanh nghiệp dừng các hoạt động kinh doanh và giải phóng khỏi các nghĩa vụ tài sản. Bán doanh nghiệp và chuyển giao các quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cho người mua là giải pháp ưu việt có thể được chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. Do vậy, trong thực tiễn kinh doanh, giải thể doanh nghiệp thường chỉ tiến hành khi việc bán doanh nghiệp không thực hiện thành công.
2. Giải thể bắt buộc là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó.
Giải thể bắt buộc khi công ti không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà không có giải pháp khắc phục trong thời gian luật định hoặc khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động và bị xử lí đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi công ti có số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu (giảm dưới 03 thành viên đối với CTCP, giảm dưới 02 thành viên đối với công ti TNHH hai thành viên trở lên, giảm dưới 02 thành viên hợp danh đối với công ti hợp danh), công ti cần có giải pháp khắc phục trong một khoảng thời gian nhất định, như kết nạp thêm thành viên mới, chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác có quy định về số lượng thành viên tối thiểu ít hơn (theo pháp luật Việt Nam thì thời gian này là 06 tháng). Nếu không xử lí được theo những cách này, công ti thuộc trường hợp phải tiến hành giải thể.
III. ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lí ổn thoả các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong quá trình thành lập và hoạt động. Do đó, pháp luật luôn coi đây là điều kiện quan trọng để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp được giải thể khi đáp ứng điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc trọng tài.
Về lí thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác” như sau:
- Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm, thể hiện qua hồ sơ giải thể;
- Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;
- Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ, vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.
IV. DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI HMLAW
– Tiếp nhận thông tin từ khách hàng;
– Tư vấn cho khách hàng về quy định của pháp luật liên quan đến giải thể doanh nghiệp;
– Kiểm tra thông tin giấy tờ pháp lý, hồ sơ khách quan;
– Soạn thảo hồ sơ và trình khách ký;
– Đại diện khách hàng làm việc, theo dõi, giải đáp và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
V. NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI HMLAW
- Dịch vụ trọn gói – giá cả hợp lý
- Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm
- Thời gian nhanh chóng
- Cam kết chất lượng – Uy tín
Mọi thông tin thắc mắc về vấn đề giải thể doanh nghiệp Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
Tags: các trường hợp giải thể doanh nghiệp, điều kiện giải thể doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp