DOANH NGHIỆP MUỐN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CẦN NHỮNG

ĐIỀU KIỆN GÌ?

Khi thành lập doanh nghiệp nhiều người vẫn còn hoang mang chưa rõ về ” Tư cách pháp nhân” là gì? Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh.Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Vậy cần những điều kiện gì để trở thành một doanh nghiệptư cách pháp nhân? Hãy cùng HM LAW tìm hiểu nhé!

Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết!

DOANH NGHIỆP MUỐN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
DOANH NGHIỆP MUỐN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 Quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.

II. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN LÀ PHÁP NHÂN

2.1 Tư cách pháp nhân là gì

       Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở đây cần xác định rõ pháp nhân là một chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy pháp nhân có tư cách chủ thể độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,…

2.2 Điều kiện công nhận là pháp nhân

Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

II, PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

Pháp nhân thương mại Pháp nhân phi thương mại
Mục Tiêu Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Tổ chức Bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân Thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

III. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HMLAW

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ HMLAW 0987531612 để được hỗ trợ:

  • Tư vấn về các vấn đề liên quan tới thành lập doanh nghiệp: Vốn điều lệ, tên, trụ sở chính,…
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Bản giao kêt quả “giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp” chỉ trong 3 – 5 ngày
  • Chí phí hợp lý

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW

Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

Hotline  : 0987531612

Email     : tuvanhmlaw@gmail.com

Web       : http:/hmlaw.com.vn

Tags: , ,