ISO 9001

ISO 9001 LÀ GÌ? 

ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001:2015  đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

I. QUY TRÌNH TƯ VẤN – ĐÀO TẠO – CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015

1. Quy trình tư vấn ISO 9001:2015:

Tại ISOCUS chúng tôi thực hiện công việc tư vấn iso 9001:2015 cho các doanh nghiệp thông qua 4 bước lớn sau đây:

 

a. Khảo sát:

Tiếp nhận thông tin thông qua hotline 0987531612 để được tư vấn sơ bộ lựa chọn gói tư vấn chứng nhận phù hợp,  khảo sát tình hình của doanh nghiệp:

b. Đào tạo và xây dụng hệ thống tài liệu:

Sau khi chuyên gia của chúng tôi đã tư vấn, khảo sát  sẽ tiến hành đào tạo và hỗ trợ xây dựng hệ thống tài liệu cho ISO 9001:2015  cho doanh nghiệp.

c. Đánh giá xem xét hệ thống:

Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hệ thống của doanh nghiệp xem có phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

d. Đăng kí chứng nhận ISO 9001

Chúng tôi sẽ đăng kí chứng nhận iso 9001:2015 cho doanh nghiệp với sự giúp đỡ và hợp tác của doanh nghiệp.

2. Quy trình chứng nhận ISO 9001:2015

Tùy từng Tổ chức chứng nhận quy định các bước thực hiện có thể khác nhau ở một vài bước, nhưng chung quy lại các Tổ chức chứng nhận tuân thủ ISO 17021 đều có quy trình chứng nhận như sau:

Bước 1: Đăng ký tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015

Tổ chức có nhu cầu xin đăng ký chứng nhận iso 9001:2015 vui lòng liên hệ  ghi nhận đầy đủ các thông tin.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

      Tổ chức chứng nhận sau khi nhận được đăng ký chứng nhận của bên đăng ký chứng nhận sẽ tiến hành hoạt động xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá, các hoạt động này gồm có:

  • Xác nhận phạm vi chứng nhận hệ thống quản lý
  • Tính số ngày công đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2
  • Báo giá chứng nhận
  • Xác nhận hợp đồng và lập kế hoạch đánh giá

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Tổ chức chứng nhận và bên đăng ký chứng nhận thỏa thuận về ngày đánh giá giai đoạn 1 để khẳng định mức độ sẵn sàng của hệ thống quản lý chất lượng cho đợt đánh giá chính thức hay còn gọi là đánh giá giai đoạn 2. Thông thường, các hoạt động đánh giá giai đoạn 1 được thực hiện tại văn phòng của Tổ chức chứng nhận thông qua hệ thống tài liệu mà bên đăng ký chứng nhận gửi cho Tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

            Đánh giá giai đoạn 2 được tổ chức chứng nhận thực hiện tại bên đăng ký chứng nhận. Số lượng ngày công đánh giá phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của hệ thống quản lý,….Sau cuộc đánh giá, đoàn đánh giá sẽ đưa ra các phát hiện đánh giá, các phát hiện này bao gồm:

  • Điểm không phù hợp loại 1
  • Điểm không phù hợp loại 2
  • Các điểm lưu ý, khuyến nghị cải tiến

Đối với các điểm không phù hợp loại 1 và loại 2 bắt buộc các tổ chức đăng ký chứng nhận phải khắc phục và gửi bằng chứng khắc phục cho Tổ chức được chứng nhận.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ chứng nhận

            Kết thúc quá trình đánh giá giai đoạn 2, theo phạm vi chứng nhận được thống nhất lại giữa Đoàn đánh giá và bên được đánh giá, hồ sơ đánh giá được gửi về Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ phải cử cán bộ thẩm xét hồ sơ đánh giá theo quy định. Nếu đầy đủ, thì sẽ kiến nghị cấp giấy chứng nhận iso 9001. Trường hợp, còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ có thể liên hệ với khách hàng để bổ sung hồ sơ.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý

Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm, trên giấy chứng nhận phải bao gồm:

  • Tên tổ chức được chứng nhận
  • Địa chỉ của bên được chứng nhận
  • Chuẩn mực chứng nhận: ISO 9001:2015
  • Phạm vi chứng nhận: ví dụ sản xuất và cung ứng….
  • Thời gian hiệu lực

Mọi thông tin thắc mắc về ISO 9001 Quý khách hàng liên hệ hotline 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí. 

Bài viết trước đó ISO 13485
Bài viết sau đó Thành lập doanh nghiệp