NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

         Hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, phần nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều chưa thực hiện việc công bố sản phẩm theo đúng quy định. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với việc công bố sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, HM LAW sẽ tư vấn chi tiết cho quý khách hàng về thủ tục Tự công bố sản phẩm. 

Tự công bố sản phẩm
Tự công bố sản phẩm

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

          – Luật An toàn Thực phẩm năm 2010;

          – Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

          – Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

2. THÀNH PHẦN HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM 

        – Bản tự công bố sản phẩm theo (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15)

       – Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

        – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

        – Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về An toàn thực phẩm tương ứng với mặt hàng sản xuất;

        – Mẫu sản phẩm. Nhãn/hình ảnh của sản phẩm.

3. THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

       Bước 1: Kiểm tra sản phẩm có thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm hay không?

      Tại khoản 1 Điều 4 và Điều 6 của Nghị định 15 các nhóm sản phẩm tự công bố gồm:

  • Các sản phẩm thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

      Trừ các sản phẩm là:

       – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

        – Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định;

         – Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

       Lưu ý: Tại khoản 2, Điều 4 của Nghị định 15 chỉ rõ đối với sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

       Bước 2: Kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế

       2.1. Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm:

       Đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau thì sẽ áp dụng các chỉ tiêu chất lượng, vi sinh vật và kim loại nặng khác nhau? Vì vậy, khi lên chỉ tiêu kiểm nghiệm cần phải đúng, đủ và hợp lý để tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế thiếu sót chỉ tiêu quan trọng khi tự công bố với cơ quan nhà nước.

       Hiện nay Bộ Y tế quy định các chỉ tiêu an toàn đối với một số sản phẩm thực phẩm theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) như sau:

       1. QCVN 5-2:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột;

       2. QCVN 5-3:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Phomat;

       3. QCVN 5-4:2010/BYTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa;

       4. QCVN 5-5:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men;

      5. QCVN 6-1:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uông thiên nhiên và nước uống đóng chai;

      6. QCVN 6-2:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn;

       7. QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn;

       8. QCVN 10:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền;

       9. QCVN 12-1:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

      10. QCVN 12-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

      11.QCVN 12-3:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

      12. QCVN 12-4:2015/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

      * Đối với các sản phẩm không có QCVN thì tham khảo các chỉ tiêu an toàn theo các quy định sau đây:

     1. QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tổ vi nấm trong thực phẩm;

     2. QCVN 8-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;

     3. QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;

     4. Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm;

     5. Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;

      6. Các tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN), các quy định khác.

Công bố sản phẩm
Công bố sản phẩm

      2.2. Gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm:

      Sau khi đã xác định các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế tiến hành gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định hoặc phòng thí nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;

      *Lưu ý: Khi mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm doanh nghiệp yêu cầu đơn vị kiểm nghiệm ghi đầy đủ thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, sản phẩm trên phiếu kiểm nghiệm.

       Bước 3: Hoàn thiện Bản tự công bố sản phẩm:

       Điền thông tin trên mẫu số 01, Phụ  lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP (đánh máy hoặc viết tay);

     Lưu ý: Ghi đầy đủ các thông tin theo Bản tự công bố (trường hợp không có thì bỏ trống); tên tổ chức, các nhân, địa chỉ, mã số doanh nghiệp: Ghi đúng theo giấy đăng ký kinh doanh; tên sản phẩm ghi đúng theo phiếu kiểm nghiệm và trên nhãn sản phẩm; yêu cầu về an toàn thực phẩm.

       Bước 4: Thực hiện tự công bố sản phẩm:

     Sau khi hoàn thiện hồ sơ tự công bố gồm: Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu; nhãn sản phẩm; Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng. Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố theo trình tự sau:

  •       Đăng tải hồ sơ tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp;
  •       Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định.

      *Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó./.

4. DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM VÀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM TẠI HM LAW

  • Tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục;
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá những tài liệu khách hàng cung cấp. Tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng hồ sơ theo quy định, đảm bảo tính hợp lệ của các giấy tờ, tài liệu;
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện các thủ tục;

* Hoàn tất toàn bộ thủ tục, hồ sơ cho khách hàng, cụ thể:

  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ. Theo dõi và nhận kết công việc;
  • Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả trong thời gian nhanh nhất (nếu có).

Ngoài ra HMLAW còn cung cấp các dịch vụ pháp lý:

👉 Thành lập doanh nghiệp, chi nhánh,….
👉Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
👉 Thủ tục lưu hành thiết bị y tế
👉Công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại BCD
👉 Đăng ký lưu hành tự do-CFS
👉Công khai, kê khai giá trang thiết bị y tế
👉Đăng ký FDA, CE
👉Kiểm nghiệm sản phẩm
👉Công bố sản phẩm
👉 ISO13485, 9001, ATVSTP, ISO 22000, HACPP,…
👉 Các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Mọi thông tin thắc mắc về thủ tục Quý khách hãy gọi ngay 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW

Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

Hotline    : 0987531612

Email     : tuvanhmlaw@gmail.com

Web       : http:/hmlaw.com.vn

Tags: , ,