NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH

            Công ty hợp danh là một hình thức tổ chức kinh doanh được pháp luật quy định, đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Vậy Công ty hợp danh là gì? Công ty hợp danh có những ưu điểm và nhược điểm ra sao? HMLAW sẽ giải đáp giúp quý khách hàng trong bài viết này.

Những ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh
Những ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 

Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.

II. KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH

Theo quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty hợp danhdoanh nghiệp, trong đó:

–  Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

–  Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

–  Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.

III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH

      1.  Ưu điểm của Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một trong số những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay với những ưu thế riêng như:

  • Chế độ liên đới trách nhiệm tài sản:  Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Như vậy, khi hợp tác với công ty thì đối tác sẽ hạn chế được nhiều rủi ro về tài sản.
  • Việc điều hành và quản lý: Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên, cùng kinh doanh dưới một tên chung. Thường những thành viên phải quen biết nhau từ trước, có chuyên môn, trình độ nhất định, nên đã nhận được sự uy tín và tin tưởng nhau nên mới thành lập công ty. Số lượng các thành viên thường rất ít, do đó việc điều hành và quản lý công ty tương đối dễ dàng. Mô hình quản lý, điều hành này cũng thích hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Việc vay vốn và hoãn nợ: rất dễ dàng vì như đã nói, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn, dẫn đến ngân hàng dễ dàng cho vay vốn và hoãn nợ. Bởi vì khi có những vấn đề phát sinh thì thành viên phải dùng tài sản của mình (nếu tài sản công ty không đủ) để giải quyết vấn đề đề
  •  Cơ cấu tổ chức:  gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Gọi ngay 0987531612 để được tư vấn miễn phí.

      2. Nhược điểm của Công ty hợp danh

Tuy nhiên, việc thành lập Công ty hợp danh cũng phải đối mặt với các thách thức như

  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm tài sản

Dù chế độ này hạn chế rủi ro cho những đối tác hợp tác với công ty nhưng lại mang đến rủi ro cao cho thành viên  công ty. Trong khi làm ăn không thuận lợi hoặc có vấn đề phát sinh không lường trước được mà tài sản công ty không đủ thực hiện nghĩa vụ thì thành viên phải đứng ra, dùng tài sản của mình thực hiện nghĩa vụ cho công ty.

Nếu thành viên rút khỏi công ty thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty. Trách nhiệm này phát sinh từ những cam kết của công ty, phát sinh từ trước khi rút khỏi công ty.

  • Việc huy động vốn

Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế bởi công ty không có khả năng phát hành chứng khoán. Cách duy nhất để huy động vốn là các thành viên góp thêm vốn hoặc nhận thêm thành viên mới.

Vì những đặc điểm nêu trên nên công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp chưa phổ biến hiện nay. Mặc dù có những ưu điểm, nhưng những ưu điểm đó cũng xuất hiện ở những loại hình công ty khác như công ty TNHH, công ty cổ phần,… Những nhược điểm như khả năng huy động vốn và chế độ trách nhiệm tài sản làm cho loại hình công ty này ít được những chủ sở hữu hướng đến.

Xem thêm: THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

IV.  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI HM LAW

– Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

– Tư vấn cho khách hàng về quy định của pháp luật liên quan đến thành lập doanh nghiệp.

– Kiểm tra thông tin giấy tờ pháp lý, hồ sơ khách quan;

– Soạn thảo hồ sơ và trình khách ký;

– Đại diện khách hàng làm việc, theo dõi, giải đáp và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW

Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

Hotline  : 0987531612

Email     : tuvanhmlaw@gmail.com

Tags: , ,