Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… Dựa trên việc ấn định một mã số hoặc chữ số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được một cách chính xác và nhanh chóng.

Hiện nay, do thời đại số hoá và công nghệ phát triển mạnh, các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng phục vụ của mình rất quan tâm đến bước công nghệ hoá mã số mã vạch. Tuy nhiên, trước hết các doanh nghiệp thường muốn tìm hiểu về thủ tục pháp lý để được cấp mã số, mã vạch.

            Trong bài viết này, HMLAW sẽ cùng các doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về mã số mã vạch cũng như các thủ tục cụ thể để được cấp mã số mã vạch.

1. Căn cứ pháp lý: Nghị định 74/2018/NĐ-CP

2. Tầm quan trọng của việc đăng ký mã số mã vạch:

  • Các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm của mình.
  • Cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý các sản phẩm cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
  • Khách hàng dễ dàng tiếp cận được thông tin và giá của sản phẩm thông qua mã số, mã vạch, từ đó góp phần tạo nên sự tin tưởng.
  • Các sản phẩm có mã số, mã vạch sẽ dễ dàng tham gia vào hệ thống bán lẻ tại các siêu thị hoặc các hệ thống bán hàng tự động trong phạm vi cả nước.
  • Các sản phẩm có mã số, mã vạch sẽ dễ dàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều đặt mã vạch cho sản phẩm của mình, nhất là các sản phẩm dùng để xuất khẩu sang nước ngoài thì còn được đầu tư mạnh tay hơn. Mã vạch cung cấp các thông tin cơ bản của sản phẩm giúp các đối tác dễ dàng kiểm tra và đối chiếu, góp phần tạo sự tin tưởng và sẽ có cơ hội cạnh tranh cao hơn với các đối thủ khác.
  • Góp phần tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, tránh nhầm lẫn và tăng năng suất hiệu quả trong việc buôn bán và quản lý hàng hóa, giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng.

Quý khách hàng muốn sử dụng mã số, mã vạch phải đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch.

3. Hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch:

  • Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (theo Mẫu)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy tờ khác theo quy định

4. Thủ tục đăng ký mã số, mã vạch:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

5. Thời gian thực hiện:   2-3 ngày làm việc

6. HMLAW cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cụ thể:

  • Tư vấn miễn phí những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục;
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá những tài liệu khách hàng cung cấp. Tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng hồ sơ theo quy định, đảm bảo tính hợp lệ của các giấy tờ, tài liệu;
  • Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký, thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả trong thời gian nhanh nhất (nếu có).
  • Đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao kết quả đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng.
  • Hướng dẫn khách hàng tra cứu mã số, mã vạch trên phần mềm quốc gia.

Mọi thông tin thắc mắc về thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0987531612 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

Tags: