Bột ngọt (Monosodium glutamate) là muối natri của axit amin thông thường là axit glutamic. Đây là một loại gia vị và chất điều vị phổ biến. Bột ngọt được sử dụng rộng rãi để tăng cường và nâng cao hương vị trong nước sốt, nước dùng, súp và nhiều loại thực phẩm khác.

Do nhu cầu sử dụng hằng ngày của người dân rất lớn nên lĩnh vực sản xuất, chế biến bột ngọt ở Việt Nam rất phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn người dân đều biết quá trình sản xuất, chế biến bột ngọt sẽ thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại. Chính vì thế, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ sở sản xuất, chế biến bột ngọt cần đảm bảo một trong các điều kiện về giấy tờ pháp lý đó là có Giấy chứng nhận ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường.

Tại bài viết này, hãy cùng HMLAW tìm hiểu rõ hơn về thủ tục cấp Giấy chứng nhận ISO 14001 cho Cơ sở sản xuất, chế biến bột ngọt.

1. ISO 14001 là gì?

ISO 14001 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu. Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động.

2. Lợi ích mà ISO 14001 mang lại

  • Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ môi trường;
  • Nâng cao nhận thức về môi trường của các nhân viên trong đơn vị;
  • Nâng cao công tác quản lý, việc quản lý trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn về môi trường;
  • Chủ động giám sát, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
  • Tạo được niềm tin của cơ quan pháp lý về tuân thủ pháp luật về môi trường của doanh nghiệp đang hoạt động;
  • Đối với một số lĩnh vực, việc xin giấy chứng nhận ISO 14001 là thủ tục bắt buộc trong hoạt động kinh doanh, cụ thể trong bài viết này là đối với doanh nghiệp Sản xuất, chế biến bột ngọt;
  • Đối với việc hợp tác với công ty nước ngoài đó là một trong những giấy chứng nhận bắt buộc về vấn đề môi trường mà họ quan tâm;
  • Tạo được thiện cảm đến từ khách hàng và người dân.

3. Thành phần hồ sơ

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập của tổ chức;
  • Bản xây dựng hệ thống và áp dụng ISO 14001 của Tổ chức, doanh nghiệp

4. Quy trình cấp Giấy chứng nhận ISO 14001 trong Sản xuất, chế biến bột ngọt

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ chứng nhận

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

Bước 7: Thực hiện giám sát định kỳ hoặc đột xuất

Bước 8: Chứng nhận lại

5. Thời gian thực hiện

  • Chứng nhận ISO 14001: từ 15 – 30 ngày

Mỗi chứng nhận iso 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại.

Tags: ,