ISO 22000

Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thông qua chứng nhận ISO 22000:2018 là một điều cần thiết với bất kỳ đơn vị hay doanh nghiệp nào. Khi tổ chức/ doanh nghiệp của bạn muốn cam kết về an toàn thực phẩm hãy tham khảo chi tiết lợi ích, yêu cầu cũng như quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 tại bài viết dưới đây.

ISO 22000:2018 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:2018 (Theo Wikipedia) là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 (gọi tắt là ISO 22000) quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, ISO 22000:2018 cũng tích hợp với nguyên tắc phòng ngừa mối nguy an toàn thực phẩm là HACCP.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 hiện đang được áp dụng rông rãi trên 150 nước, trong đó có Việt Nam. Bao gồm tất cả các quy trình trong chuỗi thực phẩm có ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện; cũng như kết hợp các yếu tố của sản xuất.

ISO 22000: 2018 tạo ra một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm duy nhất hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau thành một bộ yêu cầu dễ hiểu, dễ áp ​​dụng được công nhận trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận này có thể được sử dụng bởi tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nông nghiệp đến dịch vụ thực phẩm, chế biến, vận chuyển và lưu trữ thông qua đóng gói đến bán lẻ.

Đối tượng áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000:2018

Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chỉ tập trung vào việc quản lý, kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 rất đa dạng. Có thể là bất kỳ tổ chức nào liên quan trực tiếp gián tiếp trong một chuỗi thực phẩm bao gồm:

– Những đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá; đơn vị sản xuất thức uống, ngũ cốc, bánh mì, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.

– Những trang trại ,nông trại sữa và những ngư trường.

– Những dịch vụ hỗ trợ cho ngành thực phẩm bao gồm: Lưu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp những máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm; nguyên vật liệu, các chất phụ gia, dịch vụ đóng gói, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh.

– Những đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm như: Nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh; những hệ thống bán thực phẩm lưu động.

Nói chung – Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được áp dụng cho tất cả các cơ sở kinh doanh, sản xuất, cung cấp thực phẩm. ISO 22000:2005 còn được sử dụng cho các tổ chức có nhu cầu muốn cải thiện về các tiêu chí an toàn thực phẩm.

Lợi ích khi chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000:2018

Sau khi chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000:2018 bạn sẽ hoàn thiện dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý thực phẩm. Tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhất là trong ngành thực phẩm đòi hỏi cao về tính an toàn. Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng / môi trường / an toàn thực phẩm một cách hiệu quả

Tạo uy tín cho thương hiệu và tăng lòng tin của khách hàng về sự an toàn của thực phẩm nhất là trong bối cảnh thực phẩm bẩn xuất hiện nhiều như hiện nay. Giúp giảm thiểu kiện tụng liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cải thiện, phòng ngừa tai nạn và các tình huống khẩn cấp trong vấn đề an toàn thực phẩm. Nâng cao trách nhiệm của các nhân viên. Nâng cao hình ảnh của công ty và cải thiện độ tin cậy (cải thiện sự hài lòng của khách hàng)

Lợi ích đối với quốc tế và thị trường.

– Chủ động ứng phó với các rào cản thương mại quốc tế

– Là điều cần thiết cho hội nhập của các chương trình khác nhau (HACCP, BRC, EUREPGAP, GMP)

– Giảm thiểu chi phí thông qua việc tích hợp chứng nhận ISO 22000:2018

– Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành công nghiệp thực phẩm.

– Tuân thủ luật có liên quan đến thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 có gì mới?

Bản cập nhật ISO 22000: 2018 được xuất bản vào ngày 19 tháng 6 năm 2018, thực hiện một số thay đổi đáng kể. Bao gồm các:

Tích hợp đơn giản: liên kết với quy ước Cấu trúc mức cao hơn (HLS). Được yêu cầu cho tất cả các tiêu chuẩn mới hoặc sửa đổi. Cho phép tích hợp nhiều hơn giữa các tiêu chuẩn ISO khác nhau. Điều này làm cho việc thêm ISO 22000: 2018 vào hệ thống quản lý dựa trên ISO hiện có đơn giản hơn nhiều.

Dễ hiểu hơn: đã có một đánh giá đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn, đưa ra sự rõ ràng bổ sung bằng cách xác định lại các khái niệm như PRP và oPRP để cho phép hiểu và thực hiện đơn giản hơn.

Liên kết chặt chẽ hơn với Codex HACCP (bộ tập trung các tiêu chuẩn thực phẩm đã được quốc tế công nhận): để đảm bảo rằng việc triển khai tuân theo phương pháp Codex, các yêu cầu hiện tuân thủ chặt chẽ các bước Codex, do đó, việc phát triển HACCP hiện được nhúng trong tiêu chuẩn.

Triển khai đơn giản hơn: thông tin tài liệu cụ thể được xác định trong tiêu chuẩn, cho phép bạn tạo một bộ tài liệu tuân thủ ISO 22000: 2018.

Cấu trúc mệnh đề được đơn giản hóa: bản cập nhật cho phép tiếp cận một cách đơn giản hơn để thực hiện vì nó tuân theo quy trình từng bước.

Quy trình đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000:2018

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Chứng nhận ICB tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng kí chứng nhận ISO 22000:2018 của khách hàng.

Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận, xây dựng đoàn đánh giá và lên kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

– Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu, xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp

– Giai đoạn 2: ICB đánh giá chính thức tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018. Trong chứng nhận doanh nghiệp nhận được sẽ ghi rõ phạm vi chứng nhận, thời hạn hiệu lực và số hiệu chứng chỉ.

Bước 5: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần.

Mọi nhu cầu hay thắc mắc gì cần biết về ISO 22000 quý khách xin vui lòng liên hệ hotline 0987631612 để được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí.

Bài viết trước đó ISO 14001
Bài viết sau đó ISO 13485