Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xã hội chú ý, việc xây dựng một hệ thống quản lý nhằm giảm tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất đang được các doanh nghiệp chú trọng. Tuy nhiên, khi tiếp cận với ISO 14001, đa số doanh nghiệp đều không biết nhiều về chứng nhận như thế nào? Quy trình đánh giá ra sao? Đối tượng nào bắt buộc phải xin cấp chứng nhận? Bài viết này giúp doanh nghiệp hiểu rõ về chứng nhận ISO 14001 và quy trình đánh giá chứng nhận.

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCNV ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) về hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
  1. Đối tượng bắt buộc phải đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14001.

Tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001.

Bao gồm:

  • Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
  • Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
  • Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
  • Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
  • Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
  • Thuộc da;
  • Lọc hóa dầu;
  • Sản xuất pin, ắc quy;
  • Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
  • Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
  • Sản xuất pin, ắc quy;
  • Sản xuất clinker;
  • Chế biến mủ cao su;
  • Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
  • Chế biến mía đường;
  • Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
  • Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
  1. Thành phần hồ sơ.
  • Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản xây dựng hệ thống và áp dụng 14001 : 2015 của tổ chức, doanh nghiệp;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
  1. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 14001.

Bước 1: Soạn hồ sơ

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra sơ bộ và đánh giá sơ bộ;

Bước 4: Đoàn chuyên gia đến cơ sở và trực tiếp đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của ISO 14001;

Bước 5: Thẩm tra và xem xét kết quả đánh giá;

Bước 6: Thực hiện cấp giấy chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức, doanh nghiệp.

  1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ISO 14001

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc các tổ chức chứng nhận được cấp phép và chỉ định bởi Bộ Khoa Học Và Công Nghệ.

  1. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001 tại HM Law.
  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
  • Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật và hướng dẫn đăng ký chứng nhận;
  • Soạn hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO 14001;
  • Thay mặt quý khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan quản lý có thẩm quyền;
  • Theo dõi và đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đánh giá trực tiếp;
  • Nhận chứng nhận ISO 14001 và bàn giao đến quý khách hàng;
  • Tư vấn mọi thủ tục pháp lý liên quan.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ HM LAW

Văn phòng: Tòa HPC Landmark 105 Tố Hữu, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

Hotline  : 0987531612

Email     : tuvanhmlaw@gmail.com

Tags: